Bài viết này dành cho tất cả các bạn đang có mục đích tìm hiểu về bộn môn thể thao Vua. Trên sân bóng đá thường có những vị trí gì? Mục đích của các vị trí ra sao, tên gọi chung như nào sẽ được Worldbongda tổng hợp một cách chi tiết trong bài viết về các vị trí trên sân bóng đá.
Tìm hiểu về các vị trí trên sân bóng đá
Để triển khai một đội hình thi đấu bóng đá với những chiến lược tối ưu mang lại hiệu quả cao. Trước hết cần thiết lập các vị trí chủ chốt trên sân bóng một cách hợp lý. 5 vị trí cơ bản nhất mà người chơi bóng nào cũng biết, đó là:
- Thủ môn
- Hậu vệ. Bao gồm: hậu vệ quét, biên, hậu vệ tấn công
- Trung vệ
- Tiền vệ: tiền vệ phòng ngự, trung tâm, tiền vệ cánh hay tấn công.
- Tiền đạo
Ngoài ra, còn có một số vị trí như: ậu vệ biên, tiền đạo phòng ngự, tiền vệ tấn công,…
Ý nghĩa của các vị trí trong bóng đá
Ở mỗi đất nước, các vị trí trên sân bóng đều có riêng từng ký hiệu cụ thể. Hôm nay, Worldbongda sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vị trí được quy định theo tiêu chuẩn và ký hiệu riêng ở Việt Nam.
Thủ môn
- Ký hiệu: GK – vị trí được coi là quan trọng nhất trong bóng đá.
- Nhiệm vụ: Bảo vệ khung thành của đội nhà. Cản phá các cú vào bóng từ đối phương.
- Vai trò:Đây là cầu thủ duy nhất chạm bóng bằng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trong vòng cấm địa. Ngoài khu vực cấm địa thì thủ môn chỉ được dùng chân để chơi bóng. Bất kỳ đội bóng nào cũng cần đến vị trí thủ môn, và người này thường mang số áo 1.
Hậu vệ
- Ký hiệu: DF
- Nhiệm vụ: Hậu vệ chơi ở trước thủ môn và sau hàng tiền vệ với nhiệm vụ chính là ngăn cản đối phương ghi bàn
- Hậu vệ quét – SW: phòng thủ, bọc lót cho hàng thủ phía trên. Tạo ra các đường phản công cho đội bóng.
- Hậu vệ biên – FB/LB/RB: ngăn chặn các đường chuyền bóng của đối phương vào vùng cấm địa. Kèm cặp các tiền đạo phía đối phương đồng thời Giúp đội bóng tấn công từ hai cánh vào vùng cấm địa.
- Hậu vệ tấn công – WB/RWB/LWB: nhiệm vụ chính của vị trí này chính là cùng hâụ vệ cánh và viên tổ chức tấn công vùng cấm địa của đối phương, tìm cách ghi bàn.
Các vị trí Trung vệ trên sân bóng
- Ký hiệu: CB
- Vị trí: Chơi ở giữa của hàng hậu vệ. Trung vệ còn có tên gọi khác là hậu vệ trung tâm.
- Nhiệm vụ: Ngăn chặn đối phương đưa bóng vào vùng cấm địa của đội mình để ghi bàn.
Tiền vệ
Tiền vệ trong bóng đá cũng được phân chia và gọi tên tuỳ theo vị trí thi đấu của cầu thủ trên sân. Nhiệm vụ chung của những tiền vệ chính là tranh bóng từ đối phương, phát động tấn công hay tự ghi bàn. Ngoài ra, họ còn giúp giữ vững hàng phòng thủ của đội mình.
- Tiền vệ trung tâm – CM: chơi ở vị trí trung tuyến. Với vai trò tổ chức, tấn công, kiểm soát bóng khu vực trung tuyến.
- Tiền vệ phòng ngự – DM: chơi ở vị trí trên hàng hậu vệ; có vai trò hỗ trợ hậu vệ phòng ngự hay ngăn cản đối phương ghi bàn.
- Tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới – DLM: vị trí này chủ yếu tấn công vào vùng cấm của đối phương là chính
- Tiền vệ đa năng – BBM: vị trí chơi đa năng, bao phủ khắp sân bóng. Nhiệm vụ của vị trí tiền vệ đa năng là tham gia cả phòng ngự lẫn tấn công, lên cao ghi bàn và cũng có thể lùi về phía sau phòng ngự.
- Tiền vệ tấn công – AM: thường chơi ở vị trí cao trên sân; giúp các tiền đạo tìm kiếm cơ hội ghi bàn.
- Tiền vệ cánh – LM/RM: hay còn gọi là tiền vệ tấn công, vị trí chơi ở dọc hai biên. Nhiệm vụ chính của họ là tấn công khi có cơ hội hoặc nhanh chóng lùi về phòng thủ.
Tiền đạo
Có thể nói rằng, tiền đạo là vị trí quan trọng trong các vị trí trên sân bóng. Các cầu thủ này sẽ chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình và áp sát khung thành đối phương. Họ cần phải đảm bảo các kỹ năng đá bóng tốt, có thể vượt qua được sự truy cản từ phía đối phương, dẫn bóng vào khu vực cấm địa.
- Tiền đạo trung tâm: hay còn gọi là trung phong hay tiền đạo cắm. Nhiệm vụ là đứng tuyến trên đón bóng và tìm cơ hội ghi bàn.
- Tiền đạo thường: hay còn gọi là tiền đạo trung tâm. Thường gồm từ 2-3 cầu thủ nắm vai trò tấn công.
- Tiền đạo hộ công – CF: phát động tấn công, hỗ trợ tiền đạo trung tâm ghi bàn thắng.
- Tiền đạo cánh: vị trí tương tự như tiền vệ cánh. Nhưng không tham gia phòng ngự mà chỉ tập trung tấn công.
Kết lại
Bài viết trên đây, Worldbongda đã cùng bạn tìm hiểu về tên gọi cũng như ý nghĩa của các vị trí trên sân bóng đá. Mỗi cầu thủ đều có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong mỗi chiến lược mà HLV đề ra. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn.
Liên hệ content marketing: Media@thientu.com.vn